Khoa học máy tính

Đào tạo người học có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến Khoa học Máy tính: các lý thuyết tiên tiến; các phương pháp thực nghiệm; các công nghệ thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin; kỹ thuật phân tích và thiết kế giải thuật nhằm thiết kế, mô hình hóa và triển khai các hệ thống máy tính.

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

 NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

1. Mục tiêu
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Khoa học Máy tính có thể:

- PEO1: Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
- PEO2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- PEO3: Có hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;
- PEO4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực Khoa học Máy tính như: các lý thuyết liên quan tới Khoa học Máy tính; các kỹ thuật mô hình hóa bài toán, phân tích, thiết kế và đánh giá giải thuật; các công nghệ, kỹ thuật, giải thuật tính toán và xử lý thông tin; các quy trình và công cụ sản xuất phần mềm. Có khả năng thiết kế, mô hình hóa, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin trên máy tính bằng các phương pháp, công cụ, môi trường hiện đại;

- PEO5: Có kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu trong môi trường làm việc liên ngành, đa quốc gia.
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- SO1: Có khả năng phân tích vấn đề điện toán phức tạp và áp dụng các nguyên lý điện toán cũng như các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp

- SO2: Có khả năng thiết kế, triển khai và đánh giá một giải pháp dựa trên nền tảng điện toán để đáp ứng các yêu cầu phù hợp với ngành khoa học máy tính

- SO3: Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các môi trường làm việc khác nhau.

- SO4: Nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp và đưa ra các đánh giá sáng suốt trong thực hành máy tính dựa trên các nguyên tắc pháp lý và đạo đức.

- SO5: Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người đứng đầu trong các nhóm kỹ thuật.

- SO6: Có khả năng áp dụng lý thuyết khoa học máy tính và các nguyên tắc cơ bản về phát triển phần mềm để đề ra các giải pháp dựa trên điện toán.

- SO7: Có khả năng học tập suốt đời, nhận thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật.

3. Chuẩn đầu ra cấp độ 3/ chỉ số đánh giá hiệu năng:

- PI1.1: Phân tích một vấn đề điện toán phức tạp bằng các phương pháp khoa học máy tính.

- PI1.2: Áp dụng các nguyên lý khoa học máy tính và các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp cho các vấn đề điện toán phức tạp.

- PI2.1: Thiết kế giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các công cụ và kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI2.2: Triển khai giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các công cụ và kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI2.3: Đánh giá giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI3.1: Khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường kỹ thuật.

- PI3.2: Khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường phi kỹ thuật.

- PI3.3: Khả năng thuyết trình hiệu quả.

- PI4.1: Khả năng nhận định trách nhiệm nghề nghiệp trong thực hành điện toán.

- PI4.2: Khả năng đánh giá các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật.

- PI4.3: Khả năng đánh giá các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên đạo đức nghề nghiệp.

- PI5.1: Khả năng thành lập nhóm làm việc.

- PI5.2: Khả năng triển khai hiệu quả kế hoạch làm việc nhóm và đóng góp vào công việc nhóm.

- PI5.3: Khả năng điều phối nhóm làm việc hiệu quả với vai trò người đứng đầu.

- PI6.1: Áp dụng quy trình phát triển phần mềm để xây dựng giải pháp dựa trên máy tính.

- PI6.2: Ứng dụng lý thuyết khoa học máy tính trong việc tạo ra các giải pháp dựa trên máy tính.

- PI7.1: Lập và thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- PI7.2: Giải thích được các khái niệm, nguyên lý, quy luật cơ bản của khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
4. Ngoại ngữ, tin học: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
5. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học máy tính, người học có thể làm việc tại:

- Các công ty sản xuất phần mềm: thiết kế, xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm; thiết kế giải thuật cho các phần mềm; tối ưu hóa các hệ thống phần mềm; phát triển các công nghệ xử lý dữ liệu và các hệ thống phần mềm thông minh; phát triển các hệ thống IoT;
- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp; tư vấn các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm;
- Các công ty phân phối và bảo trì về phần mềm và các thiết bị máy tính;
- Các bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, trường học...có ứng dụng Công nghệ thông tin;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Ngành Khoa học máy tính xem tại đây.

Danh mục
    Chương trình thực tập "Innovative Asia"

    Sinh viên đã tốt nghiệp tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội sẽ có cơ hội du học và thực tập tại các doanh nghiệp Nhật Bản.

    14:38 02/12/21 1.899 lượt xem
    Công ty TNHH giải pháp và phát triển công nghệ HMS tuyển dụng

    14:13 02/12/21 1.277 lượt xem
    Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect tuyển dụng

    09:35 01/12/21 1.352 lượt xem
    Data Anylytics - Nghệ thuật phân tích dữ liệu

    Thời đại 4.0 ghi nhận sự nổi lên của Big Data, dữ liệu trở nên cực kỳ quan trọng với mọi lĩnh vực của thế kỷ 21. Do đó Data Analytics - ngành phân tích dữ liệu ngày càng trở thành một ngành HOT. Bất kỳ công ty nào đang muốn mở rộng quy mô dù muốn hay không cũng phải cần quan tâm đến nó.

    19:50 30/11/21 1.665 lượt xem
    Hội thảo “Định giá bản thân” của công ty LinX

    21:49 29/11/21 1.314 lượt xem
    Sinh viên Khoa CNTT lọt vào vòng thi ACM/ICPC khu vực phía Nam

    ACM-ICPC (ACM International Collegiate Programming Contest ) là cuộc thi lập trình quốc tế lâu đời và danh giá nhất dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu. Đây là một cơ hội cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng thể hiện và rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề và lập trình.

    11:09 27/11/21 1.746 lượt xem
    Công ty X-Media tuyển dụng lập trình .Net

    X-Media được thành lập từ 2011, có hơn 50 nhân sự, với nhiều dự án về Nội dung số, Thương mại điện tử, Nền tảng Tuyển dụng. Môi trường tại X-Media là môi trường trẻ, năng động, thân thiện, cơ hội thăng tiến cao. Phù hợp cho những bạn có năng lực và yêu thích môi trường năng động.

    12:27 24/11/21 2.206 lượt xem
    1
    Tư vấn nhập học trực tuyến sinh viên đại học khóa 16
    16:51 17/09/21 2.216 lượt xem
    2
    Đề án mở ngành Công nghệ Đa phương tiện
    17:19 05/09/21 2.216 lượt xem
    3
    Hội thảo khoa học "Công nghệ phần mềm & Khoa học dữ liệu"
    14:59 25/06/21 2.141 lượt xem
    5
    Kế hoạch đánh giá ngoài kiểm định ngành CNTT
    16:18 29/03/21 1.904 lượt xem
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
    KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
     Tầng 6, nhà A1, Số 298 đường Cầu Diễn, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
     Điện thoại: 84.4.7655391 (số máy nội bộ: 251, 253, 830, 831)
     Fax: 84.4.7655261
     Email: fit.haui.edu@gmail.com
     Website: fit-haui.edu.vn
    FANPAGE FACEBOOK
    Hotline
    +84.4.7655391
    Zalo
    +84.4.7655391
    Viber
    +84.4.7655391
    Youtube
    https://www.youtube.com/channel/UCUv7NU3iEAt3NHtXaJGVXaw
    Twitter
    Facebook
    http://facebook.com/FITHaUI
    Facebook
    http://facebook.com/FITHaUI
    Instagram